Giám sát môi trường định kỳ
Tư vấn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ cho doanh nghiệp.
Giám sát môi trường định kỳ là công việc thường niên theo giõi chất lượng môi trường của nhà máy, xưởng sản xuất và tòa nhà...v.v. Giám sát môi trường định kỳ được thực hiện sau khi doanh nghiệp đã lập và phê duyệt báo cáo môi trường như: Đánh giá tác động môi trường; Đề án bảo vệ môi trường; Kế hoạch bảo vệ môi trường - Cam kết bảo vệ môi trường.
Theo đó khối lượng các đối tượng cần giám sát môi trường được lấy theo báo cáo môi trường của các doanh nghiệp đã được các cấp ban ngành phê duyệt. Với mong muốn đáp ứng giải quyết những vướng mắc về giám sát môi trường. Chúng tôi thành lập với chức năng chính về từ vấn môi trường như:
- Giám sát môi trường định kỳ nhà máy, xưởng sản xuất, tòa nhà...v.v
- Lập báo cáo môi trường
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường
- Tư vấn cấp phép sổ chủ nguồn thải nguy hại
- Tư vấn cấp mới và gia hạn giấy phép xả thải
- Xây dựng hệ thống xử lý khí thải
- Tư vấn và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải
Theo đó các dự án phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ bao gồm tất cả các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các trung tâm thương mại, nhà xưởng…
Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trong các ngành sản xuất kinh doanh đều phải tiến hành làm báo cáo giám sát môi trường định kỳ :
• 3 tháng/1lần đối với các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm phải lập báo cáo.
• 6 tháng/1lần đối với các cơ sở không thuộc hai đối tượng trên (hoặc theo yêu cầu từng địa phương)phải lập báo cáo.
Những công việc phải thực hiện khi giám sát môi trường định kỳ:
– Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án., chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án;
– Lấy mẫu nước thải, mẫu khí xung quanh và tại ống khói, lấy mẫu đất, mẫu nước ngầm;
– Đánh giá chất lượng môi trường;
– Đánh giá tác động của từng nguồn gây ô nhiễm;
– Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố;
– Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
– Trình nộp báo cáo lên các cơ quan có chức năng;
Đánh giá kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số môi trường
- Nước thải: lấy mẫu nước thải trước khi xả ra hệ thống cống thoát công cộng; các tiêu chuẩn đối chiếu: QCVN14/2008/BTNMT - Quy chuẩn nước thải sinh hoạt, QCVN 40/2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp ... vv
- Khí thải: lấy mẫu phân tích khí thải tại các nguồn phát sinh, sau hệ thống xử lý (nếu có); các tiêu chuẩn đối chiếu:
QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ
- Chất thải rắn và chất thải nguy hại: thống kê tổng lượng thải; mô tả biện pháp phân loại, lưu giữ; đính kèm các hợp đồng với đơn vị có chức năng trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý được thực hiện theo Thông tư 36/2015/BTNMT
- Tiếng ồn, độ rung: đo đạc tại các vị trí phát sinh có khả năng gây ảnh hưởng nhiều nhất; tiêu chuẩn đối chiếu: QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn về độ rung
- Môi trường không khí xung quanh: các tiêu chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
- Môi trường nước mặt: các tiêu chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặ
- Môi trường nước ngầm: tiêu chuẩn so sánh: QCVN 09-MT:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất.
- Môi trường đất: QCVN 03-MT:2015/BTNMT về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn về giám sát môi trường định kỳ.