Giấy phép xả thải vào nguồn tiếp nhận
Tư vấn lập hồ sơ xin cấp giấy phép xả thải vào nguồn tiếp nhận.
Hồ sơ xin cấp giấy phép xả thải là quá trình lập báo cáo phân tích và đánh giá ảnh hưởng của xả nước thải đến môi trường nước tiếp nhận để từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp về công nghệ, quản lý nhằm đảm bảo nước thải trước khi xả thải nguồn nước phải đảm bảo Quy chuẩn Việt Nam theo từng nguồn nước tiếp nhận.
Bộ tài nguyên và môi trường: +Xả nước thải với lưu lượng từ 30.000 m3/ngày đêm trở lên đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản; + Xả nước thải với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên đối với các hoạt động khác.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp:
Gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định trên.
Thành phần, số lượng hồ sơ xin cấp phép xả thải:
* Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép;
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
- Quy định vùng bảo hộ vệ sinh (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền quy định tại nơi dự kiến xả nước thải;
- Đề án xả nước thải vào nguồn nước, kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải; trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước thì phải có báo cáo hiện trạng xả nước thải, kèm theo kết quả phân tích thành phần nước thải và giấy xác nhận đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Bản đồ vị trí khu vực xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật;
- Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai tại nơi đặt công trình xả nước thải. Trường hợp đất nơi đặt công trình xả nước thải không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân xả nước thải với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được UBND cấp có thẩm quyền xác nhận;
* Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
Mục đích của giấy phép xả thải vào nguồn nước:
Giấy phép xả thải vào nguồn nước giúp các cơ sở xả thải kiện toàn được hệ thống xử lý nước thải (nước thải đầu ra phải đạt Quy chuẩn Việt Nam) từ đó giảm sức ép đối với khả năng chịu tải môi trường của các nguồn tiếp nhận. Báo cáo xả thải giúp cơ quan quản lý quản lý chất lượng nước thải đầu ra của các cơ sở tốt hơn đồng thời bảo vệ được môi trường tại các nguồn tiếp nhận.
Các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước quy định tại Khoản 5 Điều 37 của Luật tài nguyên nước bao gồm:
a) Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
b) Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;
c) Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;
d) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải với quy mô dưới 5 m3/ngày đêm nhưng phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
a) Dệt nhuộm; may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt là có công đoạn giặt tẩy;
b) Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử;
c) Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da;
d) Chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất; lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm dầu mỏ;
đ) Sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hoá chất, dược phẩm, đông dược, hoá mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; mây tre đan, chế biến gỗ có ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt;
e) Khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế;
g) Thực hiện thí nghiệm có sử dụng hóa chất, chất phóng xạ.
Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn xin giấy phép xả thải:
Bằng kinh nghiệm lâu năm am hiểu luật môi trường, Chúng tôi luôn tư vấn cho khách hàng lập báo cáo và xin phê duyệt giấy phép xả thải nhanh nhất. Liên hệ với Chúng tôi để được tư vấn về giấy phép xả thải cho đơn vị bạn!
Tải Nghị định 201/2013/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước
Xem thêm: đánh giá tác động môi trường, quan trắc môi trường, xử lý nước thải bằng uasb