Quan trắc môi trường tại Hải Phòng
Đo kiểm quan trắc môi trường và lập báo cáo quan trắc môi trường tại Hải Phòng
Hải Phòng là một thành phố cảng lớn nhất phía Bắc (Cảng Hải Phòng) và công nghiệp ở miền Bắc Việt Nam và là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ Vùng duyên hải Bắc Bộ. Hải Phòng là một trong những thành phố công nghiệp phát ra lượng nước thải và khí thải lớn do mật độ dân số lớn kèm theo đó là các nhà máy, khu công nghiệp bao quanh kiến cho môi trường tại Hải Phòng càng thêm ô nhiễm.
Quan trắc đo kiểm tại Hải Phòng là một giải pháp giám sát chất lượng môi trường của từng doanh nghiệp phát thải, quan trắc môi trường tại Hải Phòng giúp cho các nhà quản lý đánh giá thực trạng mà các doanh nghiệp đang hoạt động.
Là một trong những công ty đi đầu về lĩnh vực môi trường nói chung và vấn đề quan trắc môi trường nói riêng, chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của việc quan trắc. Theo đó quan trắc môi trường phải am hiểu được quy trình sản xuất của từng công đoạn để từ đó đưa ra phương pháp quan trắc và lấy mẫu chuẩn xác. Yêu cầu cách lấy mẫu và bảo quản mẫu sao cho trong suốt quá trình không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
Lĩnh vực hoạt động môi trường chủ yếu của chúng tôi như:
- Quan trắc và lập báo cáo quan trắc môi trường
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Xây dựng phương án ứng phó sự cố hóa chất
- Tư vấn xây dựng hệ thống xử lý nước thải
- Lắp đặt hệ thống xử lý khí thải
- Tư vấn lập hồ sơ xin cấp phép xả thải
Quan trắc môi trường đi liền với sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững, nhân viên hoạt động trong nhà máy và khu công nghiệp không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chiến lược quan trắc phải quyết định rõ loại quan trắc cần thiết: vật lý, sinh học, hoá học, thuỷ văn, chất thải hoặc cảnh báo sớm ... Phải quy định các thông số cần quan trắc, độ chính xác và tin cậy cần thiết v.v... Còn việc thiết kế mạng lưới sẽ xác định nó phải được quan trắc như thế nào. Chiến lược quan trắc cũng phải bao gồm cả việc phân tích số liệu và báo cáo, vì những công việc này có thể có ảnh hưởng tới các yêu cầu của việc thiết kế mạng lưới quan trắc. Chiến lược quan trắc phải được làm thành tài liệu và cần được những người hay cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt.
Các thành phần của một báo cáo chiến lược quan trắc môi trường là:
1. Các nhu cầu thông tin bao gồm trong chiến lược quan trắc và phần nhu cầu thông tin sẽ không bao gồm trong chiến lược quan trắc.
2. Khái niệm về hệ thống quan trắc và đối tượng quan trắc (vật lý, hoá học, sinh học, thuỷ văn, chất thải...), các thông số cần quan trắc và các điều kiện ban đầu để lựa chọn địa điểm và tần suất lấy mẫu đối với từng biến số (như khoảng cách lớn nhất/ bé nhất tính từ đường biên; độ tin cậy...).
3. Khái niệm về hệ thống đánh giá, ví dụ như các phương pháp tính toán được sử dụng (để tính toán mức độ đe dọa hoặc khuynh hướng); các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp nhất; việc sử dụng đồ thị, công cụ thống kê và các công cụ khác để trình bày số liệu.
4. Các khía cạnh về mặt tổ chức: tổ chức nào sẽ chịu trách nhiệm về mặt nào của hệ thống quan trắc; những thay đổi cần thiết trong tổ chức, những khó khăn cho việc thực hiện hệ thống quan trắc v.v... sự hợp tác giữa các bộ phận, cơ quan thực hiện.
5. Kế hoạch để thiết kế và thực hiện mạng lưới quan trắc; những điều kiện ban đầu là gì, kế hoạch của những bước tiếp theo và kế hoạch tài chính.
6. Sự phân tích về các rủi ro; những vấn đề có thể dẫn tới các thất bại của hệ thống quan trắc và nêu lên biện pháp khắc phục.