Ô nhiễm khí thải ống khói

Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí , làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu ,giảm tầm nhìn xa (do bụi).

Những năm gần đây,trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo chí,đài phát thanh,truyền hình,internet….luôn rộ lên những thông tin về ô nhiễm không khí diễn ra hàng ngày ,hàng giờ quanh ta. Điều này đặt ra cho chúng ta không ít những băn khoăn, suy nghĩ vấn đề trên là như thế nào. Đặc biệt là ô nhiễm môi trường ống khói.

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 03 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải. (quan trắc khí thải ống khói)

Mục tiêu của chương trình quan trắc khí thải ống khói:

- Cung cấp số liệu phục vụ công tác kiểm soát ô nhiễm không khí, quản lý môi trường không khí của Trung ương và địa phương.

- Thực hiện các quy định, yêu cầu quan trắc, giám sát môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Đánh giá sự tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật môi trường liên quan đến khí thải.

- Đánh giá hiệu suất làm việc của các hệ thống, thiết bị xử lý khí thải.

Các thông số lấy mẫu không khí ống khói tại hiện trường để phân tích trong phòng thí nghiệm gồm: Bụi tổng PM, bụi PM10, SO2, NOx (NO và NO2), H2SO4, độ khói, CO, H2S, CO2, CS2, Pb, F- hợp chất hữu cơ, dioxin/furan (PCDD/PCDF), tổng các chất hữu cơ không bao gồm mêtan (TGNMO), HBr, Cl2, Br2, HF.

Ô nhiễm không khí do các hoạt động công nghiệp (khí thải ống khói) ngày càng trở nên là một vấn đề bức thiết,gây bức xúc trong dư luận xã hội. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.