Ngành thuộc da

Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của con người, các hoạt động sản xuất kinh tế đã và đang phát triển một cách nhanh chóng, mạnh mẽ. Song song với sự phát triển mạnh mẽ thì cũng như nhiều nước khác, hàng năm nước ta xuất khẩu lượng lớn giầy dép, các sản phẩm làm từ da thuộc vào thị trường châu Âu, châu Mỹ và các nước như Hoa Kỳ, Anh, Pháp. Ngành thuộc da Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về vấn đề ô nhiễm Môi trường, suy thoái Môi trường đất, nước , không khí, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng tới hệ sinh thái… Bản thân con người đang phải gánh chịu những hệ quả từ những việc làm của mình như khan hiếm nguồn nước sạch, lũ lụt, hạn hán.

Trong những năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập và phát triển kinh tế trong khu vực và trên thế giới, tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa của Việt Nam ngày càng cao, trong ngành Da - Giầy cũng đang trên con đường phát triển mạnh mẽ. Việt Nam đang là 1 trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu trong thị trường thế giới.

Ngành công nghệ thuộc da Việt Nam trong những năm gần đây đang phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng cao. Để sản xuất da thành phẩm, da sống nguyên liệu phải trải qua nhiều quá trình biến đổi hóa lý phức tạp, sử dụng nhiều hóa chất bao gồm cả vô cơ, hữu cơ, chất tổng hợp và hậu quả là ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng. Do đó, ngành công nghệ thuộc da Việt Nam trong những năm gần đây đang phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng cao. Lượng nước thải phát sinh trong các công đoạn sản xuất da thuộc vào khoảng 50m3 - 60m3 nước thải / tấn da nguyên liệu. Vì vậy, hàng ngày khối lượng nước thải không nhỏ được thải ra nguồn tiếp nhận mà không thông qua hệ thống xử lý. Điều này làm môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng.

Công nghiệp sản xuất Da Giày Việt Nam là một ngành công nghiệp và kinh tế trẻ, tuy nhiên nó đã góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới. Kim ngạch xuất khẩu đã đạt được 39,9 tỉ USD năm 2007 và 47,7 tỉ USD năm 2008 tăng 19,5% về giá trị đang đứng vị trí thứ ba sau ngành công nghiệp dầu mỏ và dệt may. So với ngành công nghiệp giày dép, lĩnh vực thuộc da vẫn còn yếu kém về mọi mặt, nhưng khoảng 20 năm gần đây ngành thuộc da đã có sự phát triển mạnh mẽ. Trong các năm gần đây sản lượng da thành phẩm đã được sản xuất là 130 triệu ÷ 140 triệu sqf. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng và với quy mô ngày càng tăng của lĩnh vực này đã mang lại cùng với nó là nguy cơ ô nhiễm môi trường nặng của các đơn vị thuộc da nằm trong khu vực đông dân cư mà không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng chưa đáp ứng được các yêu cầu về khả năng xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải