IV. ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI THUỘC DA SAU XỬ LÝ HÓA LÝ

Nước thải trước khi xử lý sinh học đã được tiến hành xử lý bằng phương pháp hóa lý. Sơ đồ công nghệ được mô tả như hình phía dưới.

Công nghệ SNAP

Ghi chú:

: Dòng nước thải cho quy trình chính

: Dòng nước thải cho quy trình phòng ngừa sự cố và tăng hiệu quả xử lý

: Dòng thải bùn

: Dòng nước thải rửa lọc và ép bùn

Song chắn

rác thô

Nước thải nhiễm Crom

Bể thu gom

Bể điều hòa

Bể lắng

Bể chứa bùn

Nước thải sản xuất chung

Bể lắng sơ cấp

Bể thu gom

Song chắn rác tinh

Bể điều hòa

Bể trộn nhanh

Bể trộn chậm

Bể lắng

Bể thiếu khí cấp 1

Bể bùn hoạt tính

Bể lắng cấp 1

Bể thiếu khí cấp 2

Bể tiếp xúc dưỡng hóa

Bể lắng cấp 2

Bể trung gian 2

Hố ga cuối

Bể chứa nước sau xử lý

Bể trung gian 1

Bể trộn nhanh

Bể trộn chậm

Bể lắng

Bồn lọc áp lực

Máy ép bùn

Bể chứa nước rửa lọc và

nước sau khi ép bùn

Bùn khô xử lý chất thải nguy hại

Bể phản ứng

Xả thải

Hình 3: Quy trình công nghệ xử lý nước thải thuộc da (Nguồn Viện Nghiên cứu Da Giầy)

Nước thải thuộc da có mức độ ô nhiễm cao, chứa hàm lượng lớn các ion kim loại, các anion sunfat, clo, photphat và đặc biệt là hàm lượng nitơ dưới dạng Amoni. Với các công nghệ xử lý nước thải thuộc da hiện hành, hàm lượng nitơ không được loại bỏ triệt để. Các chỉ tiêu nước thải thuộc da sau các công đoạn xử lý theo công nghệ hiện hành như sau:

Bảng 3: Nước thải qua từng công đoạn xử lý

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Hàm lượng Amoni cao trong nước thải nếu không xử lý sẽ gây ô nhiễm nặng cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng, vì vậy cần loại bỏ triệt để lượng nitơ này. Theo quy trình xử lý nước thải ở trên, chúng tôi sẽ áp dụng công nghệ SNAP vào sau bể lắng cấp 2. Có nhiều phương pháp loại bỏ nitơ trong nước thải, tuy nhiên công nghệ SNAP là công nghệ còn mới đối với chúng ta. Nghiên cứu ứng dụng và hoàn thiện công nghệ SNAP trong xử lý nước thải giàu NH4+ cũng như các loại nước thải giàu nitơ khác nói chung và trong xử lý nước thải thuộc da nói riêng sẽ mở ra một hướng mới hiệu quả cao trong xử lý nước thải giàu nitơ, có tính khoa học và khả thi hơn cả.

Từ những phân tích ở trên, việc nghiên cứu áp dụng xử lý triệt để Nitơ trong nước thải thuộc da bằng công nghệ SNAP là hướng đi khoa học đúng đắn. Công nghệ thuộc da đòi hỏi sử dụng lượng nước lớn (50m3/1 tấn da nguyên liệu với công nghệ truyền thống, 30 - 40 m3/1 tấn da nguyên liệu với công nghệ mới). Hợp chất nitơ chỉ phát sinh trong khâu chuẩn bị thuộc, trong khi đó lượng photpho lại phát sinh trong khâu thuộc và thuộc lại. Theo công nghệ xử lý nước thải hiện hành các dòng thải ở các khâu này đều hoà trộn trước khi xử lý. Do đó việc áp dụng công nghệ SNAP loại bỏ nitơ trong giai đoạn cuối gặp khó khăn (lượng nước thải lớn và có chứa phôtpho). Thời gian kéo dài lượng nước thải trong nhà máy thuộc da sẽ tăng lên hàng ngàn mét khối.....